Để nhân viên tự đặt mục tiêu - Hr views

Để nhân viên tự đặt mục tiêu

Việc đặt mục tiêu cho nhân viên và quản lý hiệu quả công việc thường được xem là trách nhiệm ít hứng thú nhất của người quản lý.



Quá trình chuyển các mục tiêu từ công ty xuống một bộ phận có số lượng vị trí công việc nhiều và đa dạng là một việc làm phức tạp và mất nhiều thời gian, tuy ngày càng có nhiều phương pháp giúp triển khai khoa học và hiệu nghiệm.

Việc phối hợp các mục tiêu cá nhân để ăn nhịp với các hoạt động của doanh nghiệp, luôn đòi hỏi người quản lý phải huy động nhiều kỹ năng khác nhau như truyền thông, hoạch định, hỗ trợ để thực hiện và kèm theo là một hình thức khen thưởng phù hợp.

Một trong những điểm khó nhất vẫn là kết nối những mục tiêu cá nhân này với hướng đi chung của tổ chức. Robert Liddell, chuyên gia về hoạch định nghề nghiệp ở Florida, Mỹ, đề xuất hướng chuyển lại việc thiết kế các mục tiêu cá nhân này cho chính nhân viên thực hiện. Xem đó là một cơ hội để nhân viên chủ động gắn kết trách nhiệm cá nhân với những đóng góp và phát triển của chính họ.

Lâu nay việc giao chỉ tiêu hằng năm cho từng cá nhân vẫn được nhiều nơi áp dụng, do vậy đề xuất này có vẻ không có gì mới. Điều mới ở đây là thay vì được giao chỉ tiêu, nay chính nhân viên chủ động thiết kế những mục tiêu, thể hiện đóng góp của mình cho tổ chức. Bên cạnh hiệu quả công việc cao hơn thì mức hài lòng của nhân viên với công việc cũng đi lên, làm giảm việc rời bỏ do chán việc.

Robert Liddell nhấn mạnh ba điểm cần lưu ý:

Chuẩn bị: Nhân viên phải được biết về các mục tiêu có liên quan của các cấp trên mình và những biện pháp để hiện thực hóa các mục tiêu đó. Người quản lý cũng phải hiểu rõ những mục tiêu của cấp trên mình và của tổ chức nhằm đủ sức giải thích cho nhân viên “thông” về những mục tiêu của các cấp trên khi họ không có điều kiện hiểu biết chi tiết. Đặc biệt là những mục tiêu từ trên được “điều” xuống mức cá nhân để thực hiện.

Dấu hiệu nhân viên hiểu được các mục tiêu của cấp trên là khi chính họ nhận diện được trách nhiệm của mình trong việc hiện thực hóa các mục tiêu ấy và chủ động đề ra mục tiêu đó. Khi nhân viên thấy được sự kết nối giữa kết quả công việc của mình với việc hiện thực hóa mục tiêu của cấp trên và toàn tổ chức, họ sẽ nhận ra vai trò của mình một cách rất cụ thể. Ngoài ra, sử dụng như thế nào nguồn lực cần cho công việc cũng được tính đến. Cuối cùng, người quản lý cần giúp nhân viên nói lên được các số đo thể hiện mức độ thành công của họ khi thực hiện các mục tiêu cá nhân.

Duyệt xét: Khi nhân viên tự thiết kế các mục tiêu cá nhân thì người quản lý thay vì giao chỉ tiêu sẽ tập trung vào duyệt xét các mục tiêu, các số đo sự thành công và quan trọng nhất là bảo đảm sự kết nối với các mục tiêu của cấp trên và tổ chức.

Điều “được” ở đây là ngoài các mục tiêu mà nhân viên tự nêu ra, người quản lý còn thấy nhân viên tự nhận phần phạm vi trách nhiệm cho chính họ. Khi duyệt xét, cần cân đối mục tiêu và chỉ tiêu giữa các nhân viên sẽ thể hiện sự công bằng nội bộ.

Kết nối: Khi thảo luận với nhân viên để gút lại các mục tiêu trước khi thực hiện, luôn có việc xét đến tính kết nối. Ngoài kết nối với các mục tiêu của cấp trên và tổ chức, còn có sự kết nối mang tính tạo động lực với hình thức khen thưởng và công nhận đóng góp của nhân viên cũng như kế hoạch phát triển họ. Kết nối càng rõ, động lực càng cao.

Xem ra, hướng mà Robert Liddell nêu ra là khả thi. Giống như ông đã tóm tắt câu chuyện này là: “Việc giao cho nhân viên công cụ lập mục tiêu cho chính họ sẽ hữu ích cho nhân viên lẫn cho tổ chức”.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Lương nhân công thấp, Philippines hút doanh nghiệp Nhật

Philippines có lực lượng lao động trẻ, tỷ lệ lạm phát thấp và tốc độ tăng lương vừa phải so với các nước châu Á khác như Indonesia và Việt Nam.



Trong số các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Đông Nam Á, Philippines được xem là miền đất đầy hứa hẹn với các nhà sản xuất Nhật Bản. Nhà sản xuất máy in Seiko Epson của Nhật cho biết sẽ chi khoảng 12,3 tỷ yên (101 triệu USD) để mở rộng nhà máy sản xuất máy in và máy chiếu của họ ở ngoại ô Manila. Công ty hiện đang xây dựng nhà máy trên khu đất rộng 100.000 mét vuông, và đang gia tăng tổng diện tích lên hơn 100%. Hãng cũng dự định tăng số công nhân từ 12.500 lên 20.000.

Một công ty khác của Nhật Bản là Yamaichi Electronics nói hồi tháng 12/2014 là sẽ mua một nhà máy ở cạnh chi nhánh của hãng tại Philippines để mở rộng sản xuất.

Mức lương tương đối thấp của các công nhân nhà máy Philippines là sức hút chính đối với các công ty Nhật Bản. Tại các khu công nghiệp ngoại ô Manila, mức lương thấp nhất hàng ngày là khoảng 335 peso (7,5 USD, khoảng 150 nghìn đồng) và chỉ tăng vài phần trăm mỗi năm. Tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của người Philippines cũng là một điểm cộng giúp việc giao tiếp với các công nhân địa phương dễ dàng hơn.

Dân số Philippines đã vượt qua mốc 100 triệu, với độ tuổi trung bình là 23, mức thấp nhất trong khối các nước Đông Nam Á. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở đây là gần 7% do thiếu các ngành công nghiệp. Điều này giúp các công ty nước ngoài tuyển dụng được nhân viên có mức lương thấp. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp ổn định khoảng 3% và tranh chấp lao động ít. Như vậy, khả năng tăng lương nhanh như tại các nước Đông Nam Á khác là không thể xảy ra ngay.

Vào những năm 1990, các nhà sản xuất Nhật Bản bắt đầu chuyển sản xuất sang Trung Quốc để tận dụng nhân sự lương thấp. Khi chi phí lao động tại Trung Quốc tăng trong mấy năm gần đây, các công ty lại mở nhà máy mới ở các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, mức lương tại các nước này cũng bắt đầu tăng. Mức lương thấp nhất ở Indonesia, Việt Nam và Campuchia đã tăng 20%-30%/năm.

Trái lại, kinh tế Philippines lâm vào tình trạng ảm đạm trong mấy thập kỷ qua và mức lương người lao động vẫn thấp, trong khi dân số tăng cao. Kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 2010, ông đã mang lại sự ổn định cho nền chính trị thường rối loạn của quốc gia này, và giúp gia tăng an toàn xã hội. Điều đó đã tạo ra lực lượng lao động lớn có mức lương thấp, là một điều kiện tiên quyết của các nhà sản xuất.

"Về mặt chính trị và các khía cạnh khác, tình hình tại Philippines không đến nỗi quá tệ so với các quốc gia Đông Nam Á khác", một quan chức của Seiko Epson nói. "Philippines là một quốc gia đầy hứa hẹn với các nhà sản xuất trong thời gian dài trước mắt".

Hoàng Lan
Theo Nikkei

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét