5 xu hướng tuyển dụng năm 2015

5 xu hướng tuyển dụng năm 2015

Báo cáo xu hướng tuyển dụng toàn cầu năm 2015 do LinkedIn công bố vào tháng 10 cho biết, các nhà tuyển dụng sẽ dùng nhiều ngân sách và chuẩn bị cho những đợt tuyển dụng lớn vào năm sau.



Trong đó có 5 xu hướng tuyển dụng chính, theo Heather R. Huhman - chuyên gia tuyển dụng nhân sự cấp cao của Come Recommended. Đây là công ty chuyên tư vấn chiến lược nội dung marketing và truyền thông số trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào tìm việc và tuyển dụng tại Mỹ.

1. Duy trì nhân sự cũ

Nhóm nghiên cứu Conference Board có trụ sở ở New York cho biết, trong khảo sát mới nhất với 1.673 người Mỹ, có 52,3% không hài lòng với công việc hiện tại. Khảo sát được thực hiện vào tháng 6/2014.

Những nhân viên không hài lòng về công việc có nhu cầu nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội mới trong nền kinh tế bắt đầu có chuyển biến tích cực. Vì vậy, những nhà tuyển dụng nên tìm những cách mới để duy trì đội ngũ nhân sự và thuê những người tài.

Theo Heather R.Huhman, nhà tuyển dụng nên xác định vì sao có những cá nhân muốn làm việc độc lập và dùng các thông tin này để cải thiện môi trường làm việc công ty.

Để thúc đẩy sự ổn định và tuyển dụng, công ty cần xác định những vị trí nhân sự cao cấp nào có thể sẽ rời đi và tìm cách giữ chân họ lại. Trong trường hợp này, tăng lương là yếu tố các nhà quản lý nên cân nhắc.

2. Đề nghị mức lương cạnh tranh

Nghiên cứu công bố bởi Đại học Michigan State trong tháng 10 cho biết có 37% trong 5.700 chủ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có kế hoạch tăng lương cho những nhân viên mới vào từ 3-5% trong năm sau.

Doanh nghiệp nên tìm hiểu xem các doanh nghiệp đối thủ trả cho nhân viên của họ bao nhiêu. Sau đó, tùy vào khả năng và mức đóng góp của từng nhân viên, công ty có thể dùng các thông tin này để xây dựng chính sách lương thưởng cho công ty đối với từng vị trí trong năm sau.

3. Xây dựng thương hiệu trong tuyển dụng

Thương hiệu doanh nghiệp có thể giúp thúc đẩy nỗ lực tuyển dụng. 56% trong 4.125 nhà tuyển dụng toàn cầu tại 31 quốc gia tham gia khảo sát của LinkedIn về xu hướng tuyển dụng toàn cầu năm 2015 cho biết, xây dựng thương hiệu là ưu tiên cao nhất trong chiến lược tuyển dụng.

Cách thức để tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp bao gồm: thiết kế phần thông tin tuyển dụng trên website công ty theo hướng nhấn mạnh giá trị, văn hóa, thành tựu và lợi ích của tổ chức mang lại cho các nhân viên.

Chủ doanh nghiệp cũng được khuyến khích chăm sóc và cải thiện hình ảnh trên các mạng xã hội lớn như LinkedIn, Twitter, Facebook. Đây là các kênh tốt nhất để các công ty gắn kết với những ứng viên vị trí nhân sự cấp cao tiềm năng.

4. Chuyển giao thế hệ

Về độ tuổi, các thế hệ lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn chuẩn bị nghỉ hưu. Những nhân viên trẻ đang dần tiếp quản vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhiều hơn. Các công ty cần xây dựng chiến lược chuyển giao những kỹ năng công việc quan trọng cho đội ngũ nhân sự trẻ.

Trong đó, vai trò tập huấn và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng cho bộ phận nhân sự của mỗi doanh nghiệp.

5. Chuẩn bị cho lực lượng làm thêm

Nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển các cộng tác viên làm việc tự do và lao động theo hợp đồng trong tương lai.

Các cộng tác viên có thể là phương án thay thế tạm thời trong giai đoạn tổ chức đang tìm kiếm các nhân sự phù hợp gắn bó lâu dài. Khi thuê cộng tác viên, tổ chức cần tạo môi trường làm việc linh hoạt và đừng mong đợi các cá nhân này sẽ đồng ý ký kết hợp đồng lao động toàn thời gian.

Điều các tổ chức cần làm là soạn một bộ hướng dẫn các trình tự thực hiện công việc tùy theo từng vị trí tuyển để cộng tác viên có thể nhanh chóng bắt đầu làm việc.

Xaluan.Com  

Những câu nói khiến sếp mất điểm trước nhân viên

Mỗi câu nói lỡ lời có thể khiến danh tiếng và niềm tin của nhân viên đối với bạn bị phá hủy hoàn toàn và những điều này rất khó và cần rất nhiều thời gian để sửa chữa.



Khi quản lý nhân viên, thỉnh thoảng lòng kiên nhẫn của bạn được thử thách bởi sự thiếu linh hoạt và chống cự với những gì bạn đang yêu cầu. Là sếp không có nghĩa bạn là người hoàn hảo. Không có ít lần sau đó bạn cảm thấy tiếc nuối và hối hận về những gì mình đã làm.

Không giống với nhân viên thông thường, là một ông chủ bạn cần giữ lời nói kiềm chế trong mọi tình huống. Dĩ nhiên không cần phải có những lời nói hoa mỹ nhưng cũng không nên nói ra những lời khiếm nhã khiến nhân viên của bạn thất vọng.

Dưới đây là những cụm từ mà các sếp đặc biệt nên tránh, nhất là trong những lúc tức giận. Một bình luận phản ứng lại ngay lập tức có thể khiến danh tiếng và niềm tin của nhân viên đối với bạn bị phá hủy hoàn toàn và những điều này rất khó và cần nhiều thời gian mới có thể sửa chữa được.

“Tôi là chủ, hãy làm theo những gì tôi nói”

Nếu bạn đang tạo ra những chuẩn mực cho nhân viên của mình khó khăn hơn những gì làm cho chính bản thân thì bạn không thể chờ đợi họ sẽ tôn trọng những gì bạn yêu cầu làm.

“Bạn rất may mắn khi có được công việc này”

Nếu đây có thực sự là những gì bạn cảm thấy về bất cứ nhân viên nào thì có lẽ bạn cũng là người may mắn khi có công việc này. Không ai làm được tốt công việc trong một môi trường mà họ bị coi là mắc nợ với người chủ. Tâm lý coi nhân viên của bạn luôn phải cầu cạnh cho thấy bạn chưa trưởng thành và thiếu kỹ năng lãnh đạo.

“Nếu bạn không thích, tôi sẽ tìm người khác thay thế”

Là một nhà quản lý, bạn có quyền yêu cầu và thay đổi mọi thứ nhưng không có nghĩa là bạn có quyền là một người khó ưa. Một nhà quản lý tốt sẽ sử dụng kỹ năng lãnh đạo để khuyến khích nhân viên và khiến họ làm ra kết quả. Đe dọa nhân viên bằng việc cho nghỉ như một cách để ép họ làm những gì bạn muốn không bao giờ là cách thức bền vững. Chắc chắn, đầu tiên họ có thể làm những gì bạn yêu cầu nhưng sau đó họ sẽ cảm thấy bị mất động lực thúc đẩy làm việc và không sẵn sàng làm nhiều hơn mức tối thiểu cần đạt được.

“Tại sao chỉ bạn mới gặp vấn đề với việc này?”

Trước khi đặt câu hỏi này, bạn có nghĩ mình đã sẵn sàng để nghe băn khoăn hay những ý tưởng của cô ấy (anh ấy) hay chưa. Hoặc trong trường hợp này có thể cô ấy đang phải trải qua một ngày tồi tệ. Vì bất cứ lý do gì, đừng cho rằng cô ấy là người khó bảo và đừng đưa ra câu hỏi như trên. Vấn đề quan trọng là không bao giờ nên so sánh giữa các nhân viên với nhau. Đó là một ý tưởng tồi tệ.

“Tôi không có thời gian cho việc này”

Bạn là ông chủ, điều đó đúng. Công việc rất bận rộn nhưng thay vì từ chối yêu cầu của nhân viên hãy dành vài phút khi có thể cho họ.

“Bạn chưa hiểu căng thẳng là như thế nào”

Mỗi người có những nỗi bực dọc riêng. Không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, coi đó là chuẩn mực và cho mình quyền xem nhẹ người khác.

“Bạn có nhìn thấy tên tôi ngoài cửa không?”

Sự thật là bạn đã xây dựng nên doanh nghiệp này từ con số không hay bạn đã đầu tư tiền và thời gian để tạo nên công ty như ngày hôm nay. Tuy nhiên, bạn không thể làm tốt nếu không có nhân viên. Sự thực là nếu không có sự trợ giúp của nhân viên, bạn không thể có khách hàng hoặc bạn trở thành khách hàng của chính công ty mình mà thôi.

Theo Infonet  

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét